Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Đời không như là mơ - Phượt không như là thơ

Những cung đường phượt không phải là chặng đường trải đầy hoa hồng. Nếu không tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng trước mỗi chuyến đi, phượt thủ có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khó lường.



Giữa năm 2013, dư luận cả nước đã xôn xao với cuốn sách " Xách balo lên và đi", nói về hành trình của phượt thủ Huyền Chip. Cuốn sách với nội dung nói về việc tác giả dễ dàng đi qua 25 quốc gia trên toàn thế giới với số tiền ban đầu chỉ có 700 USD đã ngay lập tức làm dậy sóng dư luận về tính xác thực của thông tin

Ngay trong buổi họp báo ra mắt sản phẩm, giữa tháng 9/2013, nhiều độc giả đã tự đặt câu hỏi: Liệu Huyền có thực sự đặt chân đến 25 nước như đã viết trong sách hay không bởi việc xin cấp visa không phải là đơn giản, chưa kể đến thời gian chờ đợi kéo dài, chỉ riêng việc phải chứng minh khả năng tài chính trước khi nhập cảnh đã vượt xa “số vốn” ban đầu của Huyền là 700 USD.

Và sau đó không lâu, chính tác giả Huyền Chip đã khẳng định những thông tin viết trong cuốn sách "Xách ba lô lên và đi" có yếu tố cường điệu. Chặng đường tới 25 quốc gia của tác giả không chỉ đơn giản, bằng phẳng như những gì đã viết trong sách.

"Đời không như là thơ, phượt không như là mơ". Câu chuyện trên là minh chứng cho thấy phượt không phải là một thú vui dễ dàng cho tất cả mọi người. Để có được một chuyến đi thú vị và an toàn là cả một vấn đề lớn.

Phượt - thú vui mạo hiểm kén chọn người chơi

Phượt được hiểu là du lịch mạo hiểm tới những vùng đất hoang vu, xa xôi để khám phá khả năng của bản thân, chinh phục những vùng đất xa lạ. Trào lưu này đang lan nhanh trong giới trẻ. Cộng đồng các bạn trẻ có chung niềm đam mê với phượt đông đảo tới mức họ được gọi là “phượt tử”.

Những người bắt đầu đam mê du lịch mạo hiểm thường phấn khích khi được khám phá những chân trời mới. Sau cảm giác thích thú, các “phượt tử” trẻ có xu hướng lập “chiến tích để đời” nhằm chứng tỏ bản thân hay khoe mẽ với các “phượt tử” khác.

Nguyễn Ngọc Nam (24 tuổi), tự nhận là một “phượt tử” có “số má”, nói: “Đi phượt phải chấp nhận hiểm nguy. Trên hành trình đi phượt, tôi thường tự ném mình vào những tình huống khó khăn để tự xoay xở vượt qua.

Chẳng hạn lần phượt xuyên đêm từ Điện Biên qua Lai Châu để sang Sa Pa. Khi đi qua đèo Ô Quy Hồ, tôi bị ngã xe mấy lần vì sương mù dày đặc, chỉ cách 1 m cũng không nhìn thấy đường. Đó là cung đường với một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Tất nhiên, chạy xe máy buổi đêm thì cả trăm cây số đường rừng không có lấy một bóng người”.
Chuyện dân phượt đi xuyên rừng, qua những chặng đường núi nguy hiểm trong đêm tối giờ không có gì đáng khoe. Những người không dám mạo hiểm ngay lập tức bị chê là quá “non” hoặc chưa đủ tuổi để phượt.

Nhàm chán phượt đêm, nhiều đoàn phượt rủ nhau du lịch vào mùa mưa hay qua những con đường chưa ai chinh phục để thỏa mãn thú vui mạo hiểm. Thậm chí, không ít bạn trẻ sẵn sàng đi xe máy dưới trời mưa qua những con đèo từ Bắc Kạn lên Cao Bằng. Nếu bất ngờ có sạt lở, lũ ống, lũ quét trên những cung đường ấy thì họ sẽ phải trả giá rất đắt.

Không dành cho những người non kinh nghiệm

Dân phượt đa phần là người trẻ. Và bởi vì họ trẻ, nên họ nhiệt tình, đam mê, và ưa khám phá. Nhưng bên cạnh những người trẻ chuẩn bị đầy đủ hành trang về kiến thức, kinh nghiệm... trước mỗi chuyến đi, vẫn còn nhiều bạn trẻ quá đơn giản hóa khâu chuẩn bị. 

Đây là một sai lầm mà hầu hết các người trẻ, khi mới tập đi phượt đều gặp phải. Sự tự tin, chủ quan hầu hết đến từ việc các bạn trẻ không trang bị đầy đủ các kỹ năng đi phượt cần thiết, cũng như tâm lý đám đông, thấy người khác đi được, đi dễ là tin rằng mình cũng có thể làm được. Điều này dẫn đến việc các bạn không thể lường được những gì có thể xảy ra trên đường phượt của mình. 

Choáng ngợp vì đèo thác? Nhìn ảnh thì có vẻ khó đấy nhưng bao nhiêu người đi qua có làm sao đâu, mình thừa sức đi. Xe tải, container? Trong thành phố đông kìn kịt như thế còn tránh được nữa là ở nơi khỉ ho cò gáy nào đó. Đường xấu? Tránh ổ gà, tránh chỗ lồi lõm là được. Đi đêm? Đèn pin, miếng dán phản quang và đèn pha là đủ. Những đoạn cua nguy hiểm? Đi chậm lại là xong.
Nhưng rõ là, bạn thừa hiểu, ngay cả trong cuộc sống bình thường thì từ lý thuyết đi tới thực tế là một con đường dài mà. Điều đó không khác khi bạn đi phượt là mấy. Từ lý thuyết đi phượt cho tới việc đi phượt vùng núi thật chính là một con đường vừa dài dằng dặc, vừa cực kỳ chông gai với vô số nguy hiểm mà bạn khó mà mường tượng ra. Thậm chí, những nguy hiểm mà chúng tôi vừa liệt kê trên phần 1 kia cũng chẳng thể đầy đủ hết bởi trên con đường, hiểm họa là một kẻ biết thay hình đổi dạng từ kiểu này sang dáng khác.

Linh Đan, một bạn trẻ yêu du lịch kể lại lần đi… ô tô lên Mù Căng Chải của mình: "Ngồi trong ô tô nhưng nhìn cảnh núi xung quanh mình cũng cảm thấy hơi rợn người. Bác tài đi chậm và cẩn thận, nhưng đang đi thì gặp một nhóm bạn khoảng 10 người đi xe máy. Các bạn phóng rất nhanh và ẩu, có đoạn còn vượt cả ô tô nữa. Kiểu đi đấy trong phố còn sợ nữa là đi trên đèo, trên vách núi cheo leo".
Các nhóm bạn trẻ, phóng nhanh, vượt ẩu ở các cung đường phượt lên núi đã không còn là "của lạ" nữa. Chúng mình thường xuyên gặp những nhóm như vậy trong mỗi chuyến đi của mình. Không trang bị các kiến thức về phượt đường trường đã đành, đây lại còn đi ẩu nữa thì đúng là đùa với tính mạng." Bình, một nhiếp ảnh gia thường xuyên có các chuyến lên vùng cao để chụp ảnh, cho biết.

Và đã có những tai nạn xảy ra...

Những cung đường nguy hiểm, những phượt thủ còn non tay, những điều không may bất ngờ xảy đến trong mỗi chuyến phượt là điều khó tránh khỏi. Nhẹ thì ngã xe, trầy xước, nặng thì bị thương, gãy tay, gãy chân cũng không phải là điều hiếm gặp, và nặng hơn nữa là tử nạn.

Ngày hôm qua, cộng đồng phượt tại Việt Nam xôn xao với tin tức về vụ tai nạn nghiêm trọng trong một chuyến phượt lên Mộc Châu bằng xe máy của một nhóm bạn trẻ. Trong đó có 1 bạn nữ đã tử vong và 1 bạn nam phải nhập viện vì chấn thương sọ não. Tin tức này đã được xác nhận khiến nhiều bạn cảm thấy xót xa và tiếc thương cho nữ sinh xấu số kia, đồng thời càng thêm hoang mang về những chuyến phượt không tuân thủ các quy tắc đảm bảo an toàn.

Vậy làm sao để mỗi chuyến đi phượt đều an toàn và đầy thú vị?

“An toàn hay không là ở chính mình, phải biết tự bảo vệ mình và tôn trọng tính kỷ luật của nhóm”, một phượt thủ đã nhiều năm gắn bó với những cung đường chia sẻ. Phượt thủ cũng khuyên dân phượt tuyệt đối không tách đoàn, không đi xa trong lần đầu và phải có người điều hành giàu kinh nghiệm. Kinh nghiệm, đó chính là yếu tố rất quan trọng để quyết định thành công của mỗi chuyến đi. Các phượt thủ cần chú trọng khi chọn nhóm để tham gia phượt cùng. Nếu một đoàn phượt ghép quá đông người không phải là một sự lựa chọn lý tưởng. Phượt tầm 7 - 8 người, có vẻ ít, nhưng các thành viên dễ đi cùng nhau, không bị tách đoàn, và hiểu nhau nhiều hơn.
Với vai trò trưởng đoàn nhiều hành trình phượt, Na Nguyễn chia sẻ bí quyết: “Công tác hậu cần và tìm hiểu hành trình phải được chú trọng. Cần chia các chặng nhỏ để nghỉ, ngắm cảnh, chạy xe với tốc độ 35-40km/h. Gặp sông suối, hoặc leo núi, đi đường rừng chú ý trơn, trượt”. Na Nguyễn nhấn mạnh, nếu phượt đến các vùng rừng núi, các bạn nên đọc cuốn Kỹ năng sinh tồn hoang dã để có thêm kinh nghiệm ứng phó khi gặp các sự cố.

Các bạn thấy đấy phượt không phải là chuyện đơn giản. Vì vậy nếu bạn có ý định đi phượt hãy chuẩn bị thật kĩ nhé. Núi non vùng Tây bắc hùng vĩ và cần có thời gian để tìm hiểu và khám phá. Hãy cùng hệ thống đăt vé xe khách trực tuyến đặt vé xe đi du lịch các xe đi Sapa như xe Hưng Thành, xe VietBus, các xe đi Hà Giang, xe đi Cửa Lò như xe Hoàng Long, xe Phúc Lợi...

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
Hệ thống đặt vé xe khách trực tuyến VBUS.VN
Địa chỉ: 47 Lý Thường Kiệt, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0485893301
Website: http://vbus.vn
Email: support@vbus.vn

 Ngoài ra hệ thống đã xây dựng thành công phần mềm bán vé xe khách VBOSS giúp các doanh nghiệp và nhà xe dễ dàng hơn trong việc quản lý và bán vé xe khách, lập báo cáo cũng như 

Nếu bài viết này có ích với bạn, hãy chia sẻ với bạn bè của mình!


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

About Vbus.vn

Vbus.vn - Bạn có thể tra cứu thông tin về lịch trình, giá vé, điểm đón trả khách, số điện thoại của các nhà xe ở khắp 64 tỉnh thành Việt Nam, đồng thời bạn cũng có thể đặt vé và thanh toán trực tuyến với các nhà xe đã hợp tác với Vbus tại mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có thiết bị kết nối internet là được

Bài đăng phổ biến

Tổng số lượt xem

Powered By Blogger · Designed By Seo Blogger Templates