Người dân tại hòn đảo này luôn có thái độ thù địch với bất kỳ ai
"xâm phạm lãnh thổ" của họ.
Đảo North Sentinel là một phần trong 572 hòn đảo
lớn nhỏ thuộc quần đảo Andaman và Nicobar, nằm ở vịnh Bengal, giữa Myanmar và
Indonesia. Đây có thể là nơi khó tiếp cận nhất trên thế giới. Những cư dân ở
đây chưa bao giờ ưa những người tới thăm hòn đảo này. Những người sống trên đảo
được cho là hậu duệ trực tiếp của loài người hiện đại sau khi rời khỏi châu
Phi. Người ta ước tính rằng họ đã sống ở quần đảo Andaman gần 60 nghìn năm.
Ngôn ngữ của họ khác xa với người dân ở những hòn đảo khác và rõ ràng họ hiếm
khi liên hệ với thế giới bên ngoài trong hàng nghìn năm qua
Ngày nay có khoảng 250 người sinh sống trên đảo
North Sentinel. Họ không muốn ai tới vùng đất của mình, dù đó là những người
mang quà cáp hoặc muốn tới giúp thậm chí là những ai vô tình bị chìm tàu gần
hòn đảo. Dù là ai thì cũng đều được tiếp đón với sự thù địch, trường hợp xấu
nhất họ có thể bị mất mạng.
Ngay sau trận sóng thần kinh
hoàng năm 2004 trên Ấn Độ Dương, một nhóm lính trên trực thăng của Hải quân Ấn
Độ đã tới đây. Tuy nhiên có rất ít khả năng những người ở đây có thể sống sót
trên một hòn đảo biệt lập nằm trong đường đi của trận sóng thần. Dù vậy họ vẫn
thả các thùng lương thực xuống rồi bất ngờ bị tấn công bởi một chiến binh xuất
hiện từ trong rừng. Người này mang theo cung tên và đã bắn về phía chiếc trực
thăng. Kể cả sau sự kiện sóng thần khủng khiếp đó, người dân trên đảo vẫn không
muốn nhận sự trợ giúp. Họ hoàn toàn không muốn liên hệ với thế giới bên ngoài.
Ngày nay, nhờ công nghệ, người ta có thể nhìn
thấy những địa điểm khó tới nhất trên thế giới. Khi sử dụng công cụ Google
Earth để nhìn hòn đảo North Sentinel, ta chỉ có thể thấy các xác tàu cũ mắc cạn
trên dãy san hô. Tất cả những thứ liên quan tới cuộc sống trên đảo đều được
giấu kĩ trong các cánh rừng rậm rạp. Những người từng tới thăm hòn đảo đều trở
lại với vẻ khiếp sợ, hoặc không bao giờ trở lại.
Năm 1880, một nhóm khá đông người Anh đổ bộ lên
hòn đảo. Họ mất nhiều ngày để có thể bắt liên lạc với người trên đảo. Sau đó,
họ tìm thấy 2 người già cùng 4 đứa trẻ và đưa tất cả tới cảng Blair. Hai người
lớn đã qua đời sau đó có thể do mắc bệnh còn những đứa trẻ được mau chóng đưa
trở lại đảo.
Chính quyền Ấn Độ đã cố gắng
liên lạc với người trên đảo một cách hòa bình từ năm 1967 nhưng không thành. Thậm
chí năm 1974, một đạo diễn phim bị thương do cung tên. Vào những năm 1980, các
tổ chức chính phủ chỉ có thể để lại các món quà trên đảo và phải mau chóng rời
đi. Những người vô tình lên đảo cũng không được chào đón. Một tên tội phạm vượt
ngục bị trôi dạt đến đây năm 1896 và đã bị giết. Xác ông ta toàn những vết tên
bắn và cổ họng thì bị cắt đứt.
Năm 1981, một tàu chở hàng quốc tịch Hong Kong có tên là Primrose bị mắc cạn trên đảo. Những thổ dân có vũ trang đã lên tàu khiên thuyền trưởng phải phát tín hiệu cầu cứu cho mình và các thủy thủ. Lần cuối cùng người ta gặp thổ dân trên đảo là năm 2006. Khi đó, 2 ngư dân đã bị giết sau khi đánh bắt cá trái phép trên khu vực gần đảo. Ngày nay, chính phủ Ấn Độ đã tránh xa hòn đảo, thay đổi chính sách và không bao giờ tìm cách viếng thăm nơi này nữa. Người ta đã thừa nhận rằng, thổ dân trên đảo có quyền sống theo cách họ muốn - rời xa khỏi thế giới bên ngoài.
Cùng hệ thống đặt vé xe khách trực tuyến VBUS.VN đặt vé và
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét