Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Báo động “đỏ” xe khách giường nằm

Vé xe khách giường nằm cao cấp

Năm 2013, có đến 90% tai nạn giao thông nghiêm trọng rơi vào đối tượng xe khách giường nằm. Siết chặt quản lý đối tượng này là nhiệm vụ quan trọng của ngành giao thông trong năm 2014.
tai nan xe khach giuong nam

Từ năm 2018, loại hình xe khách giường nằm cao cấp chạy đêm nở rộ về số lượng do tiết kiệm thời gian và tập trung chủ yếu ở những tuyến đường khó đi, đa phần ở miền núi như Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Sơn La… về Hà Nội và ngược lại. Theo số liệu tổng hợp tại các đầu bến ở Hà Nội, bình quân hằng ngày có khoảng trên 600 lượt xe, với hàng ngàn lượt khách, chạy từ thời điểm 6 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau, cung đường vắng và ít được kiểm soát. Tuy nhiên, mối hiểm họa lớn nhất chính là các cung đường trên rất khó đi, với nhiều khúc cua tay áo nguy hiểm, lái xe không đủ độ "lỳ” tất dẫn đến tai nạn.



Như vụ lật xe khách giường nằm tại huyện Bảo Yên (Lào Cai) khiến 7 người chết, 25 người bị thương. Nguyên nhân là do lái xe cho xe chạy vào đường cấm và không kiểm soát được tay lái. Hay vụ xe khách giường nằm chạy hướng Bắc - Nam bị mất phanh đã đâm vào xe container bị hỏng tại huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) khiến 1 người chết và hơn 20 người nhập viện trong tình trạng nguy kịch…

Ngoài những nguyên nhân khách quan: đường vắng, đường xấu, đường khó đi, thời tiết thất thường từng vùng, còn có nguyên nhân xuất phát từ đội ngũ lái xe, khi không tuân thủ quy định chỉ được chạy đêm 4 tiếng. Doanh nghiệp vì lợi nhuận, buộc "gối đầu” lái xe. Theo tìm hiểu của phóng viên, lái xe giường nằm chạy đêm thường chạy 15 ngày nghỉ 15 ngày, nhưng chưa bao giờ tuân thủ theo quy định bắt buộc ấy. Đa phần lái xe "ngủ ngày cày đêm” và khi đồng hồ sinh học thay đổi, tại nạn luôn ẩn trực. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Phân tích chỉ rõ, 90% số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa qua là do xe khách giường nằm. Chạy đêm rất dễ mệt mỏi, buồn ngủ, không làm chủ tốc độ, tầm quan sát hạn chế. Trong khi đó, điều kiện an toàn của xe giường nằm chưa được kiểm định, độ tuổi của lái xe, tốc độ tối đa của loại xe này… cũng chưa được quy định. Trên thực tế, các điều kiện vận hành của xe khách giường chạy đêm rất khác so với xe khách thông thường. Vì vậy loại hình này cần phải có những quy định riêng.
Đây cũng là lý do Bộ GTVT đã có văn bản yêu cầu các đơn vị tăng cường quản lý hoạt động của xe khách giường nằm và xe khách chạy đêm. Cụ thể, GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô khảo sát kỹ điều kiện kết cấu hạ tầng trên tuyến đường, nghiên cứu xây dựng phương án hoạt động, trong đó có phương án sử dụng xe giường nằm phù hợp đối với điều kiện của mỗi tuyến đường, đặc biệt các tuyến đường đèo dốc, quanh co, có tầm nhìn hạn chế... Đối với xe giường nằm, xe chạy đêm có hành trình chạy liên tục từ 4 tiếng trở lên, đơn vị kinh doanh vận tải phải bố trí đảm bảo mỗi lái xe chỉ lái tối đa 4 tiếng sau đó phải thay ca cho lái xe khác. 

Bên cạnh đó, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường sắt VN nghiên cứu các quy định quản lý xe giường nằm, xe chạy đêm và đưa vào dự thảo Nghị định của Chính phủ thay thế Nghị định 91/2009/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô chạy đêm.

Được biết, đầu năm 2014, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ GTVT) đã phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam phân tích, thử nghiệm, có đánh giá về điều kiện an toàn kỹ thuật của xe giường nằm khi hoạt động thực tế. Trong thời gian tới, Vụ sẽ đề xuất các quy định chặt chẽ hơn trong công tác kiểm định, quy định về điều kiện an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông đối với xe khách giường nằm, đặc biệt đối với xe hoán cải, cải tạo từ xe ghế ngồi sang xe giường nằm. Có lẽ, nhờ đó tình hình tai nạn giao thông nghiêm trọng sẽ được giảm thiểu.

Nếu bài viết này có ích với bạn, hãy chia sẻ với bạn bè của mình!


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

About Vbus.vn

Vbus.vn - Bạn có thể tra cứu thông tin về lịch trình, giá vé, điểm đón trả khách, số điện thoại của các nhà xe ở khắp 64 tỉnh thành Việt Nam, đồng thời bạn cũng có thể đặt vé và thanh toán trực tuyến với các nhà xe đã hợp tác với Vbus tại mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có thiết bị kết nối internet là được

Bài đăng phổ biến

Tổng số lượt xem

Powered By Blogger · Designed By Seo Blogger Templates