Cân nhắc mãi khi tôi quyết định đưa bài viết này vào trong tuyến bài viết về những người giàu nhất Việt Nam. Bởi vì so với tiêu chuẩn là tiền bạc, hẳn có nhiều người hơn ông. Nhưng, có một thứ giàu có mà như người phương Tây thường nói đó là giàu bạn bè, giàu tình cảm, được nhiều người yêu mến… Cái giàu này còn quý hơn cả tiền bạc chăng?!
Tôi nói vậy là vì thời buổi thật giả lẫn lộn này, tìm cho được cái thật, văn minh thật quả là không dễ.
Tôi đã từng quen biết, từng làm việc, từng viết về nhiều ông chủ giàu có những người được coi là giàu nhất Việt Nam. Ở họ, mỗi người một vẻ, mỗi người đều để lại cho tôi những ấn tượng khó quên. Nhưng, có một ông chủ trẻ mà tôi quên biết đã nhiều năm, tuy chưa được xếp vào hạng những người giàu nhất, nhưng lại có những cái giàu riêng . Giàu tình cảm, nghe có vẻ “Sến” như cánh trẻ thường nói. Giàu tình cảm? là giàu thế nào? lấy gì đo, đếm? Quả là khó! Có biết bao nhiêu người được coi là giàu tình cảm ở nước ta?
|
Ông chủ hãng xe Văn Minh - Nguyễn Đàm Văn. |
Tôi vốn rất sợ những từ sáo rỗng bây giờ như:
Văn minh, lịch sự, hết ý, siêu, tuyệt, tuyệt vời … mà người ta quảng cáo hàng ngày trên tivi. Cho nên, khi có người bạn bảo tôi nên đi chuyến xe Văn Minh, chuyến xe chất lượng cao, tuyệt lắm thì tôi ái ngại …
Rồi, một lần vì tò mò, tôi đi thử
xe Văn Minh. Xe chạy tuyến Hà Nội – Vinh. Khi đứng xếp hàng mua vé ở bến xe Nước Ngầm, quầy bán vé
hãng xe Văn Minh rất đông. Tôi nhìn qua những quầy bán vé của các hãng xe khác, thấy lạ là rất vắng khách. Tôi đã rút ra một điều, ở Hà Nội, bất cứ cửa hàng bán gì, nếu đông người mua, đứng xếp hàng dài là hàng tốt, chất lượng. Người Hà Nội khôn ngoan lắm! Tuy đông, nhưng những người bán vé quầy Văn Minh rất nhẹ nhàng, lịch sự với khách hàng và cũng rất nghiêm túc, không cho ai chen lấn … Vợ chồng tôi khi bước lên xe nhìn đồng hồ, đúng giờ xe chạy, không sai một phút. Ra khỏi bến, rất nhiều hành khách vẫy xe muốn mua vé nhưng
lái xe Văn Minh quyết không dừng .
Người phục vụ trên xe rất tận tình, giúp chúng tôi cất hành lý, để gọn dép dày vào một ngăn riêng. Dường nằm trên xe thật thoải mái, nệm êm, chăn sạch, bản nhạc thật êm dịu và cả hình ảnh được chiếu trên trên màn hình cũng thật hấp dẫn. Mỗi hành khác có một chai nước uống, một bánh mỳ kẹp thịt, một tờ báo để đọc.
Tuy trên xe có nhà vệ sinh nhưng không có mùi hôi như nhiều hãng xe dường nằm mà tôi đã từng đi. Vợ tôi bảo “ Ngủ một đêm ngon lành, sáng mai là đến nơi thôi… có khác chi ở trong khách sạn…”
Vốn đã có ấn tượng không hay về những chuyến xe đường dài, dù là xe có dường nằm, vì chạy ẩu, vì đầu voi đuôi chuột, vì bắt khách giữa đường vô tôi vạ …nên tôi những lo …và đã chuẩn bị sẵn thức ăn, nước uống, chuẩn bị tâm lý chờ đợi, kiềm chế bực mình …
Bẵng đi một thời gian. Tôi lại tò mò muốn
đi xe Văn Minh, xem có “đầu voi đuôi chuột” không?
Chuyến đi này từ Hà Nội vào thành phố Hà Tĩnh, đi một mình. Tôi thực sự yên tâm khi chuyến đi kết thúc. Đúng như lần đầu tôi đi.
Lần gần đây nhất, tôi lại đi
xe Văn Minh từ thành phố Hà Tĩnh ra Hà Nội, xe chạy tuyến đường Hồ chí Minh, tôi lại thêm ngạc nhiên thú vị vì lần này,
hãng xe Văn Minh còn cho xe đến đón khách tận nhà đưa ra bến xe sau đó hành khách mới lên xe có dường nằm chạy thảng ra Hà Nội. Bấy giờ, tôi mới yên tâm đưa bài viết về ông chủ của ngững chuyến xe văn minh này vào cuốn sách của mình.
|
"Làm thật, làm tốt" chính là triết lý kinh doanh của ông chủ hãng xe. |
Nguyễn Đàm Văn, quê Nghệ An, một vùng quê nghèo. Văn đi xuất khẩu lao động về từ nước Đức, Văn Minh là tên ghép của hai anh em ruột trong một gia đình có mười người con, Nguyễn Đàm Văn và Nguyễn Đàm Minh. Hiện người em của Nguyễn Đàm Minh vẫn ở Đức. Hai anh em hùn vốn thành lập công ty.
Công ty có 170 cán bộ công nhân viên, doanh thu mỗi năm từ 50 đến 60 tỷ đồng tuy không phải là lớn, nhưng ở vùng quê nghèo như Nghệ An, cũng là một cố gắng đáng kể.
Từ chỗ chỉ có dăm bảy xe chạy tuyến Hà Nội – Vinh, nay đã có trên 20 xe chạy hai tuyến Hà Nội – Vinh; Hà Nội – Hà Tĩnh. Đó là những xe khách hai tầng, có dường nằm, có điều hòa nhiệt độ và những phương tiện nghe nhìn phục vụ hành khách.
Tôi nhớ lần đi gần đây, khi hành khách nghỉ ăn trưa, tôi thực sự ngạc nhiên vì, chỉ báo suất ăn cho nhân viên phục vụ, đến nhà hàng, mọi thứ đã có sẵn. Những hành khách đi trên xe, bỗng trở nên thân thiết như người trong một nhà, không những ở trên đường đi, khi xuống ăn trưa, tất cả cùng ngồi ăn, cùng sẻ chia những món ăn, những câu chuyện vui… Làm quên đi những mệt nhọc dọc hành trình.
Lái xe, phục vụ trên xe ngồi ăn cùng mâm với chúng tôi. Bữa cơm trưa rẻ, ngon, sạch sẽ và chân tình. Cái tình rất quý trong thời buổi hiện nay.
Cái tình đó có thể là bắt đầu từ ông chủ trẻ mới ngoài tuổi 30 Nguyễn Đàm Văn. Bắt đầu từ cung cách phục vụ trên xe, ở bế xe, ở điểm đỗ .....…Nhã nhặn, chân tình với tất cả hành khách, kể cả hành khách khó tính nhất.
Tôi vốn rất ghét cái trò nói một đằng, làm một nẻo, lý thuyết thì hay ho, quảng bá thì rầm rộ mà thực tế chẳng ra sao, như là một sự lừa mị người dân, khách hàng.
Tôi cứ tưởng đã qua lâu rồi “ Những chuyến xe bão táp”, hóa ra không phải. Phúc, cô em con ông cậu tôi một lần về quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh, đã đi trên một chuyến xe có dường nằm, quảng bá rất hay, nhưng dọc đường mới biết là lừa đảo, bất cận nhân tình.
Chẳng khác gì chuyến xe “bão táp” ngày xưa!
Tôi bảo từ nay về quê, em chỉ nên đi xe Văn Minh là yên tâm. Dù sao trong muôn vàn cái giả, cái xấu còn có cái để mà tin.
Khi tôi gặp Nguyễn Đàm Văn và cô vợ trẻ Nguyễn Thị Ái Vân xinh đẹp cùng đứa con bụ bẫm, tôi hiểu cái mà nhà Phật dạy: Có đức mới có phúc!
Có nhân lành mới có quả ngọt!
“Làm thật, làm tốt, tất cả vì khách hàng” là phương châm kinh doanh của Nguyễn Đàm Văn.
Thì ra, trong rất nhiều thứ “ Văn minh giả cầy”, tôi vẫn tin là có cái văn minh thật. Như ông chủ Văn Minh mà tôi được biết.
Dương Kỳ Anh